Điều kiện tự nhiên

09.07.2024 09:2990 đã xem

Xã Đạ Chais thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nằm ở vùng núi Tây Nguyên của Việt Nam, với điều kiện tự nhiên đa dạng và phù hợp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

1.1. Vị trí địa lý

Xã Đạ Chais nằm về Tây Bắc của huyện Lạc Dương, cách trung trung tâm huyện 45km, ranh giới hành chính xã được xác định như sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa
  • Phía Tây giáp xã Đạ Nhim
  • Phía Nam giáp xã Đạ Sar
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắk

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Đạ Chais34.061,37ha, chiếm 25,92% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện. Dân số năm 20201.988 người với 509 hộ [1]; trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 74,2% dân số trên toàn xã.

Xã Đạ Chais là xã nằm ở cửa ngõ phía Bắc của huyện, giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa nên có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch và kết nối với các tỉnh ven biển Miền Trung. Việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã Đạ Chais không chỉ đóng vai trò quan trọng với phát triển kinh tế xã hội của huyện Lạc Dương, mà còn có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là với lĩnh vực du lịch – dịch vụ của thành phố Đà Lạt.

1.2. Địa hình, địa mạo

Theo bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/25.000 cho thấy: Địa hình thấp dần từ phía Tây xuống Nam của xã (độ cao trung bình 1.100m - 1.200m), có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp và đất bằng ven suối.

- Dạng địa hình núi cao: Là khu vực có độ dốc lớn (trên 250), độ cao khoảng 1.200-1.700m so với mặt nước biển, chiếm trên 90% tổng diện tích tự nhiên, rất khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện trạng chủ yếu rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên đặc dụng cho hệ thống lưu vực hồ Đạ Nhim.

- Địa hình đồi thấp: Độ dốc từ 8 - 200,  chiếm khoảng 8-10% điện tích toàn xã, hiện là địa bàn phát triển nông nghiệp của xã.

Địa hình bằng ven suối: Độ dốc từ 0 - 30 có diện tích nhỏ và phân tán, khá thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện trạng chủ yếu là đất trồng lúa, màu - cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm, đất hoang và đất rừng.

1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của xã Đạ Chais nói riêng và khu vực Đà Lạt nói chung có những điểm đặc biệt so với vùng xung quanh: mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng  bốc hơi thấp, tạo cho xã Đạ Chais có những lợi thế nổi trội và một số hạn chế trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng:

            * Lợi thế:

- Rất thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, lợi thế này được phát huy cao hơn nhiều so với nơi khác nhờ ưu thế về vị trí địa lý.

- Phát triển tốt các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.

- Lượng nước tưới cho cây trồng trong mùa khô thấp hơn nhiều so với các vùng khác ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Khả năng tái sinh của rừng khá cao, thời gian bảo quản nông sản và nhất là với các loại rau-hoa- quả khá dài.

* Hạn chế:

- Nắng ít, tổng tích ôn thấp nên hệ số quay vòng trong sử dụng đất nông nghiệp không cao, cần lưu ý đến phát triển các loại cây có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao.

- Cường độ mưa lớn, là một trong những yếu tố gây rửa trôi xói mòn và sạt lở đất.

1.4. Các nguồn tài nguyên

1.4.1. Tài nguyên đất

a. Phân loại đất: Toàn xã có 5 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (F): nhóm đất này phân bố rải rác ở khu vực phía Tây và phía Đông của xã, trong nhóm đất này có 2 loại đất chính: Đất vàng đỏ trên đá mác ma axit (Fa):  phân bố phía tây của xã. Loại đất này thích hợp trồng trồng cây lâu năm, hiện trạng chủ yếu là đất rừng và đất màu. Định hướng trong thời gian tới là chuyển phần diện tích đất có độ dốc thấp sang trồng màu và cây lâu năm và diện tích còn lại bảo vệ và tái sinh rừng; Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): phân bố ở hướng Đông của xã. Hiện trạng là đất trồng cây lâu năm, đất hoang và đất rừng. Hướng sử dụng là trồng cây lâu năm và trồng màu.

- Nhóm đất Feralit (FH): trong nhóm đất này có 3 loại đất chính: Đất Feralit mùn trên đá Mác ma axit (FHa): phân bố tập trung ở phía Bắc và Đông nam của xã; Đất Feralit mùn trên đá đa axit (FHda): phân bố tập trung ở trung tâm xã; Đất Feralit mùn trên đá sét (FHs):  phân bố tập trung ở phía Nam. Cả 3 lọai đất trên đều bị hạn chế về độ dốc quá lớn, nên chỉ thích hợp với sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Nhóm đất mùn axít trên núi cao (A): phân bố rải rác ở Nam của xã. Đây là loại đất tốt nhưng vị trí của loại đất này nằm trong các khu rừng nên hiện trạng chỉ là đất lâm nghiệp và đất hoang.

- Nhóm đất dốc tụ (D): phân bố rải rác ở phía Đông của xã. Đây là vùng đất tốt của xã rất thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp lâu năm. Định hướng sẽ tiếp tục sản xuất màu và cây công nghiệp lâu năm.

- Nhóm đất phù sa ngòi suối (P): phân bố rải rác ở phía Đông xã. Đây là vùng đất tốt nhất của xã rất thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp lâu năm. Định hướng sẽ đưa loại đất này vào sản xuất nông nghiệp.

b. Độ dốc, tầng dày

- Độ dốc: Đất có độ dốc lớn (>200), chiếm trên 90% diện tích nên rất khó khăn cho việc sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp và đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng; đất có độ dốc cấp IV (15-20o), chiếm khoảng 7% tổng diện tích tự nhiên, tuy có hạn chế nhưng cũng có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp; đất có độ dốc từ 0-150, chiếm dưới 3% tổng diện tích tự nhiên, ở độ dốc này thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.

 - Tầng dày: Diện tích có tầng dày lớn hơn 100 cm, chiếm 30% tổng diện tích tư nhiên, thích hợp cho việc bố trí đất nông nghiệp, nhưng hạn chế lớn nhất là độ dốc cao nên chỉ bố trí đất nông nghiệp nhưng vùng có độ dốc thấp hơn 150; đất có tầng dày trung bình từ 70 –100 cm, chiếm khoảng 50% tổng diện tích tư nhiên, ở tầng dày này thích hợp với nông nghiệp nhưng hạn chế lớn nhất là toàn bộ diện tích này có độ dốc rất lớn (> 20o) nên chỉ thích hợp với phát triển lâm nghiệp; đất có tầng dày 50-70cm, chiếm 20% tổng diện tích tư nhiên, ở tầng dày này ít thích hợp với đất nông nghiệp, nhưng độ dốc của vùng đât này thấp (từ 8-15o) nên có thích hợp với đất nông nghiệp.

1.4.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Trong phạm vi xã Đạ Chais có các suối và hệ thống sông Đa Nhim chạy qua, nhưng do chênh lệch độ cao giữa mặt đất sản xuất với mực nước sông, sử dụng nguồn nước này cho mục đích nông nghiệp tương đối khó khăn.

Nguồn nước ngầm: Đạ Chais nằm trong khu vực nhiều nước ngầm. Tuy nhiên do địa hình dốc và núi cao nên việc khai thác nước ngầm gắp nhiều khó khăn.

1.4.3. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 trên địa bàn xã Đạ Chais có 31.943,87ha đất lâm nghiệp (chiếm 93,78% diện tích tự nhiên toàn xã). Trong đó, đất rừng sản xuất có  953,84ha (chiếm 2,80% diện tích tự nhiên toàn xã); đất rừng phòng hộ có 3.252,12ha (chiếm 9,55% diện tích tự nhiên toàn xã); đất rừng đặc dụng có 27.737,90ha (chiếm 81,44% diện tích tự nhiên toàn xã). Với phần lớn diện tích đất rừng ở xã là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nên việc khai thác là tương đối hạn chế. Tuy nhiên, với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện giao rừng, khoán cho người dân cũng sẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Thực vật rừng: Rừng xã Đạ Chais rất đa dạng về hệ thực vật điển hình cho kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng trồng chủ yếu là rừng lá kim (rừng thông 3 lá thuần loại). Cây rừng khá phong phú về chủng loại với các loài cho hoa đẹp và quý như lan gấm…, một số loại cây thuốc, các loại cây cho nhựa đặc biệt là thông và cây cho tinh dầu.

- Động vật rừng: Khá đa dạng với nhiều loài như thú, chim, bò sát và động vật lưỡng thể. Rừng ở đây lưu giữ lượng lớn nguồn gen động vật quý hiếm, có giá trị cao trong việc nghiên cứu khoa học nên cần được chú trọng bảo vệ.

1.4.4. Tài nguyên nhân văn, di tích, danh thắng du lịch.

Huyện Lạc Dương nói chung và xã Đạ Chais nói riêng có tài nguyên nhân văn khá đa dạng, nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc đặc biệt là người dân tộc Lạch, K’ho – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên Đà Lạt – sinh sống với nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ nghi nông nghiệp, lễ hội cồng chiêng (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại); có các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm rượu cần,…; kết hợp với cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và thơ mộng, tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ với du khách là lợi thế nổi trội về phát triển du lịch.

Địa bàn xã Đạ Chais nằm trên tuyến du lịch Nha Trang – Đà Lạt – Tp Hồ Chí Minh, kết nối du lịch tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh ven biển Miền Trung và Tp. Hồ Chí Minh tạo nên một tuyến du lịch khá phát triển trong thời gian gần đây, bên cạnh đó cùng với hệ thống rừng thông và nhiều cảnh quan đẹp, ... và các lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu ôn hòa, đất đai, văn hóa đa dạng là cơ sở để xã phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông….

1.4.5. Thực trạng môi trường

Nhờ vẫn giữ được diện tích rừng rộng lớn, khả năng thanh lọc môi trường cao nên nhìn chung môi trường Xã Đạ Chais còn khá tốt. Tuy nhiên, cũng có một số hoạt động sản xuất nông nghiệp có tác động đến môi trường rừng … vì vậy, đi đôi với sự phát triển cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể để kiểm soát và xử lý các tác nhân gây tác hại lên môi trường để đảm bảo phát triển bền vững

 

Tin tức khác